Page 24 - 20210820 Baoviet Holdings - Magazine July 2021
P. 24

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
Mobile Money trên thế giới
Mobile Money bắt đầu ở Kenya vào năm 2007, và có sự phát triển đáng kể ở các nước nghèo và đang phát triển trong vòng 10 năm qua. Theo báo cáo công bố vào tháng 3-2020 của Tổ chức GSMA (Global System for Mobile Communications - Hệ thống thông tin di động toàn cầu), tại thời điểm cuối 2019, cả thế giới đã đạt con số 1 tỉ tài khoản người dùng, với giá trị giao dịch hàng ngày là 2 tỉ đô la Mỹ. Thị trường lớn nhất là Ấn Độ, ước tính đạt 1.000 tỉ đô la Mỹ vào năm 2023.
Trong đó, 57% giá trị giao dịch là các giao dịch rút tiền và gửi tiền. Thông thường, một khách hàng sử dụng Mobile Money sẽ thực hiện chuyển khoảng 200 USD mỗi tháng thông qua trung bình 12 giao dịch.
Với 290 dịch vụ trực tiếp ở 95 quốc gia và 372 triệu tài khoản đang hoạt động, Mobile Money đang trở thành xu hướng chủ đạo và trở thành con đường để hòa nhập tài chính ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp.
Việc số hóa các khoản thanh toán đã đạt đến một tầm cao mới. Trong những năm qua, đã có sự chuyển đổi dần dần từ tiền mặt sang thanh toán kỹ thuật số, nhưng lần đầu tiên
SỐ2|2021
Tạp chí tài chính - bảo hiểm
vào năm 2019, các giao dịch kỹ thuật số chiếm phần lớn dòng tiền Mobile Money. Tỷ lệ giao dịch kỹ thuật số so với tiền mặt đã tăng gần 50% kể từ năm 2017. Đây là tín hiệu cho thấy các nhà cung cấp đã thực hiện các bước quan trọng để đảm bảo giao dịch kỹ thuật số trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng.
Mobile Money tại Việt Nam
Mobile Money đang có lợi thế phát triển tiềm năng tại Việt Nam. Với dân số lên tới 96 triệu người, trong đó 35% người dân sống ở nông thôn. Việt Nam có tới 75% số người dân sử dụng điện thoại di động (Tính đến tháng 1/2020 Việt Nam có hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di động). Tuy nhiên hơn 50% dân số Việt Nam chưa
có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
Ngày 9/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Đối tượng tham gia thí điểm là các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử và giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần vô tuyến điện.
Mobile Money về bản chất là tiền điện tử nhưng không có liên kết tài khoản ngân hàng. Mobile Money giúp cá nhân có thể sử dụng tài khoản di động để nhanh chóng chuyển tiền và thanh toán hàng hoá có giá trị nhỏ. Bên cạnh các lợi ích, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít thách thức khi triển khai dịch vụ Mobile Money.
    24
   



















































































   22   23   24   25   26