Page 52 - 20210820 Baoviet Holdings - Magazine July 2021
P. 52

NGHIÊN CỨU TRAO ÐỔI
Cụ thể hóa nguyên tắc này, trong Quy tắc bảo hiểm vật chất ô tô của Bảo hiểm Bảo Việt ban hành theo QĐ số 9998/QĐ- BHBV ngày 29/11/2018 của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt có quy định tại
Điểm 1.5, Mục 1 Điều 4
1.5
Điểm 2.8, Mục 2
Điều 5 Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, khách hàng
2.8
Điểm 1.3, Mục 1
Điều 15 Giảm trừ bồi thường
1.3
a. Chủ xe không bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi người thứ ba cho Bảo Việt kèm theo toàn bộ hồ sơ, các căn cứ tài liệu cần thiết, không hợp tác với Bảo Việt để đòi lại người thứ ba hoặc tự động thỏa thuận bồi thường với người thứ ba gây thiệt hại cho Bảo Việt”.
Như vậy, thế quyền đòi bên thứ ba là quyền của DNBH được phép thay vị trí của người được bảo hiểm để yêu cầu người thứ ba bồi hoàn những thiệt hại mà họ gây ra theo mức độ lỗi và phạm vi số tiền DNBH đã/ nhận trách nhiệm bồi thường. Mặc dù đã được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm nhưng trong thực tiễn triển khai, nguyên lý này gây ra rất nhiều khó khăn, thậm chí thường xuyên xảy ra sự tranh chấp dẫn đến sự không hài lòng giữa khách hàng và DNBH.
Những vướng mắc khi triển khai
Để DNBH có quyền thế quyền đòi bồi thường bên thứ ba thì theo khoản 1, Điều 49 luật KDBH thì DNBH phải bồi thường cho khách hàng trước sau đó nhận chuyển quyền để đòi bên thứ ba. Tuy nhiên, thực tế sẽ xảy ra những tình huống khó khăn như sau:
SỐ2|2021
Tạp chí tài chính - bảo hiểm
Tình huống thứ nhất: Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm nhưng người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền yêu cầu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường theo quy định tại Điều 49 của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Mặc dù Khoản 2 của điều luật này có quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường nhưng không biết sẽ khấu trừ bằng cách nào trong khi doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm rồi và cũng không có quy định doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đòi lại số tiền bồi thường đã chi trả cho người được bảo hiểm. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro này DNBH thường yêu cầu khách hàng chuyển quyền yêu cầu bồi thường trước khi trả tiền hoặc từ chối một phần đến toàn bộ trong trường hợp khách hàng đã thỏa thuận theo hướng bất lợi và không bảo lưu quyền đòi bồi thường. Chính điều này đã gây ra sự tranh cãi giữa khách hàng và DNBH, thực tế thì khả năng thành công từ việc đòi bên thứ ba là rất thấp.
Tình huống thứ hai: Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm và được người được bảo hiểm chuyển quyền yêu cầu nhưng sau khi khởi kiện người thứ ba để đòi bồi thường thì không được Tòa án chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu khởi kiện hoặc do tổn thất được định giá thường thấp hơn giá trị bồi thường thực tế mà DNBH phải trả. Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng không có quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đòi người được bảo hiểm trả lại phần chênh lệch số tiền bồi thường DNBH đã chi trả.
Với những điểm bất cập trên, kiến nghị khi sửa đổi luật Kinh doanh bảo hiểm cần quy định lại Điều 49 cho phù hợp hơn để đảm bảo quyền đòi bên thứ ba.
   “Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà Bảo Việt đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với chiếc xe ô tô được bảo hiểm.”
 “Trường hợp tổn thất xảy ra có liên quan đến trách nhiệm của Người thứ ba, bên mua bảo hiểm, chủ xe phải thực hiện đúng theo các hướng dẫn của Bảo Việt để bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho Bảo Việt kèm theo toàn bộ hồ sơ, các căn cứ, tài liệu cần thiết và hợp tác chặt chẽ với Bảo Việt để đòi lại người thứ ba trong phạm vi số tiền đã hoặc sẽ được Bảo Việt bồi thường”
 52
“Giảm tối đa đến 100% số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của chủ xe trong các trường hợp sau:
    











































































   50   51   52   53   54