Page 61 - 20210820 Baoviet Holdings - Magazine July 2021
P. 61

Tuy vậy, qua 20 năm thi hành và đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật kinh doanh bảo hiểm đặc biệt là những quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người, có nhiều điểm không còn phù hợp sự thay đổi của thực tiễn và cần thiết phải có sự nghiên cứu tổng thể để đưa ra những thay đổi toàn diện nhằm: kế thừa, phát triển và hoàn thiện những quy định pháp luật còn phù hợp với thực tế và đã có tác động tích cực đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm; sửa đổi đồng bộ với Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính tương thích với cam kết quốc tế có liên quan; theo kịp chuẩn mực thông lệ và pháp luật quốc tế, đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm...
Từ kinh nghiệm thực tiễn trong việc thực thi Luật kinh doanh bảo hiểm và trên cơ sở tổng kết những nghiên cứu, đề xuất của các chuyên gia pháp lý, hướng đến chương trình sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2020, bài viết này đề cập đến những quy định quan trọng liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) con người cần phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện như sau:
Những quy định bất cập về HĐBH con người cần sửa đổi
1.1 Quy định liên quan đến các chủ thể tham gia quan hệ HĐBH
Liên quan đến chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng), ngoài quy định chi tiết về doanh nghiệp bảo hiểm, luật kinh doanh bảo hiểm hiện quy định khá chung chung và chưa thực sự phù hợp đối với các chủ thể còn lại, cụ thể là:
Về Bên mua bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm hiện chưa có quy định cụ thể về trường hợp Bên mua bảo hiểm là tổ chức không có tư cách pháp nhân dẫn đến việc khó khăn cho các Doanh nghiệp bảo hiểm trong việc xác định và xác lập giao dịch với trường hợp Bên mua bảo hiểm là hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác.
Về Người được bảo hiểm, Điều 38 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định
1.2
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động bảo hiểm thương mại đã được pháp điển hóa trong pháp luật bảo hiểm của hầu hết các nước trên thế giới. Quy định nguyên tắc này là để ngăn chặn trục lợi bảo hiểm từ phía Bên mua bảo hiểm hay Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam hiện không đưa ra định nghĩa hay khái niệm về quyền lợi có thể được bảo hiểm giống như luật bảo hiểm các nước mà chỉ liệt kê các yếu tố tạo nên nó tại Khoản 9 Điều 3 như sau: “uyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”. Trong HĐBH con người, quyền lợi
  Theo TS. Nguyễn Hồng Hải, quy định này có 2 điểm bất cập: i) chưa bao quát được hết quy định của BLDS về cấp độ năng lực hành vi dân sự trong xác lập, thực hiện giao dịch – người chưa thành niên, người thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (bệnh tâm thần chỉ là một trong các căn cứ để Tòa án tuyên bố một cá nhân mất năng lực hành vi dân sự), hạn chế năng lực hành vi dân sự và khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; ii) chưa ghi nhận việc giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp rủi ro được bảo hiểm là Người được bảo hiểm chết thông qua người đại diện hợp pháp của người mất năng lực hành vi
dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự và khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dân sự.
Về người thụ hưởng, hiện tại Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ quy định
- Khoản 9 Điều 3 và “mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bên mua bảo hiểm” - Khoản 1 Điều 38. Với các quy định này cho thấy: i) Quy định tại Khoản 9 Điều 3 quá rộng khi để Bên mua bảo hiểm toàn quyền chỉ định người thụ hưởng bất kỳ mà không có giới hạn về mối liên quan giữa Người thụ hưởng và Người được bảo hiểm giống như thông lệ quốc tế và pháp luật bảo hiểm nhiều nước; ii) Quy định tại Khoản 1 Điều 38 đang khác với Điều 417 Bộ luật dân sự - “khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý”.
Quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm
Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người
 Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của những người sau đây: người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó bằng văn bản; người đang mắc bệnh tâm thần
   www.baobiet.com.vn
61
 















































































   59   60   61   62   63