Page 63 - 20210820 Baoviet Holdings - Magazine July 2021
P. 63

khoản phí bảo hiểm lần đầu tiên theo mức phí chuẩn. Đây cũng là thông lệ quốc tế. Bảo hiểm tạm thời có hiệu lực trong suốt khoảng thời gian Công ty bảo hiểm thẩm định hồ sơ yêu cầu bảo hiểm để ra quyết định đồng ý hay từ chối chấp nhận bảo hiểm. Trong khoảng thời gian này, Người được bảo hiểm chưa được bảo hiểm theo quy tắc, điều khoản của các sản phẩm bảo hiểm mà Bên mua bảo hiểm yêu cầu tham gia nhưng Công ty bảo hiểm vẫn chi trả quyền lợi “bảo hiểm tạm thời” nếu Người được bảo hiểm gặp rủi ro tử vong do tai nạn. Quyền lợi “bảo hiểm tạm thời” được các nước quy định khá đa dạng, riêng ở Việt Nam hiện nay thường được ấn định bằng một số tiền cụ thể (ví dụ: 100 triệu hoặc 200 triệu đồng), không phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm mà Bên mua bảo hiểm yêu cầu được bảo hiểm và “Bảo hiểm tạm thời” sẽ chấm dứt khi Hợp đồng bảo hiểm được phát hành hoặc bị Công ty bảo hiểm từ chối phát hành, hoặc khi Bên mua bảo hiểm yêu cầu hủy bỏ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm.
hiểm đưa vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như là một thông lệ của ngành bảo hiểm nhân thọ vì tính chất hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng theo mẫu, thời gian cân nhắc giúp Bên mua bảo hiểm có thời gian đọc và kiểm tra lại toàn bộ nội dung của hợp đồng bảo hiểm.
2.3 Thời gian chờ / Thời gian loại trừ
Khái niệm “Thời gian chờ” hay “Thời gian loại trừ” không được đề cập trong Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành nhưng đây là khái niệm đặc thù được áp dụng đối với một số sản phẩm bảo hiểm theo đó, thời gian chờ là một khoảng thời gian được ấn định mà nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra hoặc không xảy ra trong thời gian chờ đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm, hay nói cách khác, đây là một dạng của loại trừ bảo hiểm. Một trong những mục đích của việc áp dụng thời gian chờ là nhằm ngăn ngừa khả năng lạm dụng, trục lợi bảo hiểm, đảm bảo công bằng giữa các khách hàng và mức phí bảo hiểm hợp lý.
Trên thực tiễn, thời gian chờ thường được quy định trong khoảng từ 30 ngày đến 90 ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực hoặc ngày khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm. Cũng có một số trường hợp thời gian chờ được tính từ ngày xảy ra sự cố/tai nạn cho đến ngày sự kiện được bảo hiểm xảy ra với người được bảo hiểm.
2.4 Bổ sung các quy định quan trọng khác
Bên cạnh những vấn đề trên, quy định về khôi phục hiệu lực HĐBH, giá trị hoàn lại, chi phí hợp lý, phí bảo hiểm chưa sử dụng, trách nhiệm bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí... là những nội dung quan trọng cũng cần được nghiên cứu và bổ sung trong Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi sắp tới.
  2.2 Thời gian cân nhắc
Thời gian cân nhắc là khoảng thời gian xác định, thông lệ hiện nay là 21 ngày kể từ ngày Bên mua bảo hiểm nhận được Hợp đồng bảo hiểm do Công ty bảo hiểm phát hành, mà trong thời gian đó Bên mua bảo hiểm được toàn quyền đọc, kiểm tra lại bộ hợp đồng bảo hiểm, yêu cầu Công ty bảo hiểm chỉnh sửa thông tin chưa chính xác, cập nhật thêm thông tin và quyết định có tiếp tục tham gia bảo hiểm không sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được phát hành. Theo đó, nếu không tiếp tục tham gia bảo hiểm, Bên mua bảo hiểm được quyền hủy hợp đồng bảo hiểm và nhận lại khoản phí bảo hiểm đầu tiên đã đóng sau khi Công ty bảo hiểm khấu trừ chi phí khám sức khỏe, chi phí đánh giá rủi ro và thẩm định hồ sơ yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
Thời gian cân nhắc không được đề cập đến trong Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành song đều được các Công ty bảo
 Tài liệu tham khảo
1.Đề xuất chính sách hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm;
2.“Một số vấn đề cần xem xét trong sửa đổi quy định về hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo thống nhất với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp;
3.Luật bảo hiểm Singapore.
   www.baobiet.com.vn
63
 


















































































   60   61   62   63   64